Cập nhật tiến độ cao tốc Dầu Giây Phan Thiết

dự án cao tốc dầu giây phan thiết 2019

Cao tốc Dầu Giây Phan Thiết khi nào khởi công xây dựng?

Ngày 30-9-2020, Bộ Giao thông vận tải phối hợp UBND tỉnh Bình Thuận, tỉnh Đồng Nai tổ chức lễ khởi công dự án cao tốc thành phần Phan Thiết – Dầu Giây tại xã Hàng Gòn, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực dự và phát biểu chỉ đạo.

khoi cong cao toc dau giay phan thiet 01

Cao tốc Phan Thiết Dầu Giây chính thức khởi công
Cao tốc Phan Thiết Dầu Giây chính thức khởi công

Đây là dự án thành phần cao tốc đi qua địa phận 2 tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai có chiều dài khoảng 99km. Trong giai đoạn 1 được xây dựng theo quy mô 4 làn xe với tổng mức đầu tư hơn 12.577 tỉ đồng, trong đó chi phí xây dựng là hơn 7.200 tỉ đồng.

2 tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận đã phối hợp chặt chẽ với đơn vị quản lý để đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng bàn giao cho ban quản lý. Hiện tại Đồng Nai đã triển khai di dời hệ thống điện cao thế và hoàn thành giải phòng mặt bằng.

Cập nhật tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Dầu Giây Phan Thiết

Theo báo cáo của Ban quản lý dự án Thăng Long, tuyến đường này qua địa phận Đồng Nai dài hơn 50 km. Đến nay, đơn vị này đã hoàn thành bàn giao cọc mốc, giải phóng mặt bằng trong đó trên địa bàn huyện Xuân Lộc gần 30 km, huyện Cẩm Mỹ gần 14 km và TP. Long Khánh 2,6 km.

Tỉnh Bình Thuận cũng đã chủ động phối hợp với Ban quản lý dự án để thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và thu hồi đất theo đúng quy định, tạo điều kiện để triển khai dự án theo đúng kế hoạch.

Tháng 4/2020, chi cục Quản lý đất đai Đồng Nai cho biết huyện Cẩm Mỹ, Thống Nhất và thành phố Long Khánh đã cơ bản hoàn thành việc giải phóng mặt bằng phục vụ dự án. Tại huyện Xuân Lộc mới hoàn thành việc kiểm kê, xác minh nguồn gốc đất đối với toàn bộ diện tích cần thu hồi. Nguyên nhân Xuân Lộc giải phóng mặt bằng chậm là do huyện có diện tích đất cần thu hồi lớn (thu hồi 274 ha của 520 hộ tại 9 xã). Dự kiến tỉnh sẽ giao được mặt bằng trong quý 2 năm nay.

Thông tin cơ bản dự án cao tốc Dầu Giây Phan Thiết

Dự án  cao tốc Dầu Giây Phan Thiết được quy hoạch bài bản và đã có kế hoạch cụ thể. Dự án này được đánh giá cao bởi sau khi hoàn thiện sẽ đem lại vô vàn những lợi ích về kinh tế, xã hội cho các khu vực liên quan.

Quy hoạch bản đồ sơ đồ tuyến đường

Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây có điểm nút giao đầu nằm trên tuyến đường từ QL1A đi Mỹ Thạnh tỉnh Bình Thuận; điểm cuối kết nối với tuyến đường cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây tại huyện Thống Nhất, Đồng Nai. Tổng chiều dài toàn tuyến là khoảng 99 km, riêng đoạn qua Đồng Nai dài 51,5 km đi qua các địa phương Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Long Khánh và Thống Nhất.

Dự án có tổng chiều dài 160 km, gồm 3 dự án thành phần: đoạn Cam Lâm – Vĩnh Hảo dài 12 km, Vĩnh Hảo – Phan Thiết 100,8 km, Phan Thiết – Dầu Giây 47,5 km.

tie1babfn c491e1bb99 de1bbb1 c3a1n cao te1bb91c de1baa7u gic3a2y phan thie1babft 2019

Được biết, toàn tuyến dự án đi qua 29 xã, thị trấn thuộc 5 huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và Hàm Tân với tổng diện tích giải phóng mặt bằng là 1.179,45 ha.

Các thông số cơ bản của cao tốc Dầu Giây Phan Thiết

Theo thông tin từ UBND tỉnh Bình Thuận, sau khi hoàn thành đường cao tốc có 6 làn xe, bề rộng nền đường 32,25 m, vận tốc thiết kế từ 100 – 120 km, toàn tuyến đi qua tỉnh Bình Thuận có 7 nút giao liên thông, 40 cầu vượt, 54 hầm chui bố trí tại các vị trí giao cắt với đường địa phương và đường gom với tổng chiều dài 185,1 km.

Dự án cao tốc Dầu Giây Phan Thiết được đầu tư bao nhiêu vốn?

Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án hơn 14.356 tỉ đồng theo hình thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT). Trong đó, nguồn vốn Nhà nước, theo quyết định được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là gần 2.480 tỉ đồng. Sau khi khởi công, dự án dự kiến hoàn thành trong 36 tháng xây dựng.

Theo chủ đầu tư dự án, năm 2019 cần khoảng 1.135 tỷ đồng cho công tác chuẩn bị khởi công. Trong đó, vốn giải phóng mặt bằng là 800 tỷ đồng (Bình Thuận 330 tỷ đồng và Đồng Nai 470 tỷ đồng), còn lại là chi phí dự phòng, chi phí tư vấn rà phá bom mìn…

Thời gian dự kiến hoàn thành cao tốc là khi nào?

Sau khi khởi công, dự án cao tốc Phan Thiết Dầu Giây hoàn thành dự kiến trong 24 tháng xây dựng.

Nhà thầu tư vấn dự án là những ai?

Ngày 08/8/2019, nguồn tin từ Ban quản lý dự án Thăng Long cho biết đã có thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu tư vấn giao dịch (tư vấn hỗ trợ kỹ thuật) cho dự án xây dựng đường cao tốc đoạn Phan Thiết Dầu Giây.

Đây là dự án thành phần của dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía đông giai đoạn 2017-2020. Gói thầu nêu trên sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ.

Theo đó, nhà thầu Castalia Limited New Zealand được lựa chọn là nhà thầu trúng thầu. Giá trúng thầu là 14,442 tỉ đồng, giá gói thầu là 21 tỉ đồng. Thời gian thực hiện hợp đồng là 16 tháng.

Tham dự gói thầu còn có hai nhà thầu quốc tế khác gồm: Ernst & Young Solutions LLP (Singapore) và PricewaterhouseCoopers Private Limited (Ấn Độ). Theo Bộ GTVT, việc sử dụng tư vấn giao dịch quốc tế để hỗ trợ kỹ thuật triển khai các dự án cao tốc Bắc-Nam trong đó có đoạn cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đầu tư theo hình thức PPP là phù hợp và rất cần thiết.

Tham khảo thêm dịch vụ:

Chủ đầu tư dự án cao tốc Phan Thiết tỉnh Bình Thuận là ai?

Quy trình chọn chủ đầu tư dự án ảnh hướng lớn tới tiến độ dự án tuyến đường cao tốc Dầu Giây Phan Thiết khi nào khởi công.

Sáng 15/7/2019, Ban quản lý dự án Thăng Long (Bộ Giao thông Vân tải) đã mở thầu sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án cao tốc Bắc Nam đoạn Phan Thiết – Dầu Giây.

Cao tốc Bình Thuận là dự án cuối cùng mở thầu sơ tuyển nhà đầu tư trong 8 dự án cao tốc Bắc – Nam thực hiện theo hình thức PPP.

Theo đó, sau 60 ngày phát hành hồ sơ thầu, Ban quản lý dự án bán được 25 bộ hồ sơ cho các nhà đầu tư. Khi mở thầu, có 9 nhà đầu tư, liên danh nhà đầu tư tham gia dự tuyển, gồm: ba liên danh nhà đầu tư Việt Nam – Trung Quốc, một liên danh nhà đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc, một liên danh nhà đầu tư Việt Nam – Philippines, một nhà đầu tư Trung Quốc, hai nhà đầu tư Hàn Quốc và một nhà đầu tư từ Pháp.

 

tuyển chọn nhà thầu cao tốc dầu giây phan thiết

Hiện có chín bộ hồ sơ của các nhà đầu tư, liên danh nhà đầu tư nộp dự tuyển đấu thầu cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây gồm: Ba liên danh nhà đầu tư Việt Nam – Trung Quốc, một liên danh nhà đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc, một liên danh nhà đầu tư Việt Nam – Philippines, một nhà đầu tư Trung Quốc độc lập, hai nhà đầu tư Hàn Quốc độc lập và một nhà đầu tư đến từ Pháp.

Tới tháng 4/2020, Thủ tướng đã quyết định chuyển từ đầu tư PPP sang đầu tư công, sử dụng toàn bộ vốn ngân sách nhà nước; sau khi hoàn thành sẽ nhượng quyền khai thác theo hình thức hợp đồng Kinh doanh – quản lý (O&M) để thu hồi vốn.

Thị trường BĐS nghỉ dưỡng ven biển Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận bứt phá nhờ hạ tầng?

Dự án cao tốc hoàn thành sẽ kết nối Bình Thuận với cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, sân bay Long Thành và các tỉnh kinh tế trọng điểm phía Nam. Phan Thiết Mũi Né vốn đã là địa điểm du lịch nổi tiếng hàng chục năm nay nhưng chưa được đầu tư tương xứng với tiềm năng sẵn có.

Hơn nữa, dự án sân bay Phan Thiết sắp khởi công cũng khiến bất động sản Phan Thiết đứng trước cơ hội lớn hơn bao giờ hết.

2 dự án này giúp Mũi Né trở thành điểm đến không thể tuyệt vời hơn khi thời gian di chuyển chỉ còn 30 phút nếu từ TP HCM, 2 tiếng nếu từ Hà Nội bằng máy bay; và 2 tiếng bằng xe khách từ TP HCM. Dự án hoàn thành cũng tạo ra tam giác du lịch nghỉ dưỡng lý tưởng Mũi Né- Nha Trang- Đà Lạt. Cao tốc, sân bay sẽ tạo đòn bẩy cho địa phương này phát triển kinh tế – xã hội.

Do vậy mình khẳng định thị trường bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại đây bứt phá chỉ là sớm muộn.

Để đón đầu thời cơ này, hiện tại hàng loạt các ông lớn như Novaland, FLC, Hưng Thịnh, Rạng Đông, Hưng Lộc Phát,… đã có mặt tại thị trường này. Cụ thể dự án Novaworld Tiến Thành của Novaland được phát triển theo mô hình Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng giải trí và thể thao biển, mang tầm vóc đô thị với nhiều hình thức lưu trú đa dạng như nhà phố, biệt thự nghỉ dưỡng (second-home), shophouse mặt biển. Dự án Summerland Mũi Né của công ty Hưng Lộc Phát là dự án nghỉ dưỡng 5 sao, tổ hợp giải trí và tiệc tùng theo mô hình Lasvegas, Macau thu nhỏ có quy mô 31,5 ha. Dự án bao gồm nhà phố, shophouse, biệt thự biển, căn hộ condotel trên trục đường sân bay Võ Nguyên Giáp.

Tham khảo thêm:

Lời kết

Tiến độ dự án cao tốc Dầu Giây Phan Thiết đang được thực hiện theo đúng kế hoạch. Chính vì thế dự án này đang trở thành đòn bẩy để các dự án BĐS tại Phan Thiết, Bình Thuận trở nên NÓNG theo. Anh chị hãy chú ý để cập nhật tiến độ của dự án này để nắm rõ tình hình. Ngoài ra anh chị cũng đừng quên cập nhật các dự án HOT tại nhadatmono.com để có thêm nhiều sự lựa chọn đầu tư hơn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *