Đất DHT là gì trong quy định của Luật Đất đai Việt Nam? Loại đất này có những quy định sử dụng ra sao, mua bán như thế nào hay được phép sử dụng như thế nào? Nếu bạn đang muốn tìm hiểu kỹ hơn những thông tin về loại đất này hãy cùng Nhà đất Mono để nắm rõ hơn nhé.
Mục lục bài viết
Đất DHT là gì? Phân loại đất DHT
Theo quy định của Luật đất đai 2013, đất DHT được hiểu là:
Đất phát triển hạ tầng (DHT) là đất để xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, năng lượng, bưu chính viễn thông, cơ sở văn hóa, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục – đào tạo, cơ sở thể dục – thể thao, cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở dịch vụ về xã hội và chợ
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng đất và chính sách phát triển của từng địa phương, loại đất này sẽ có sự khác biệt đáng kể theo từng năm. Tuy nhiên, đất quy hoạch nằm trong phát triển cơ sở hạ tầng cần đảm bảo sử dụng quỹ đất một cách hiệu quả.
Đất phát triển hạ tầng sẽ có sự thay đổi đáng kể bởi nó phụ thuộc rất lớn vào chính sách phát triển cũng như mục đích sử dụng đất của mỗi địa phương. Vì mục đích cuối cùng của việc quy hoạch đất phát triển cơ sở hạ tầng chính là sử dụng quỹ đất hợp lý, có hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cuộc sống và phát triển xã hội.
Sử dụng đất tiết kiệm là cơ sở để Nhà nước cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, giao đất và cấp Sổ đỏ. Đồng thời, đây cũng là căn cứ để Nhà nước thực hiện việc bồi thường thiệt hại cho người dân khi thu hồi đất vì lợi ích quốc gia.
Các loại đất DHT
Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia bao gồm các hạng mục sau: Đất lúa nước, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất an ninh, đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại, đất khu công nghiệp, đất quốc phòng, đất phát triển hạ tầng, đất đô thị, đất di tích danh thắng, đất khu bảo tồn thiên nhiên.
Từ những mục kể trên, dễ dàng thấy đất phát triển hạ tầng đã được bao gồm trong đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia.
Đất DHT có được phép giao dịch mua bán không?
Có nên đầu tư vào đất phát triển hạ tầng hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng yếu tố quan trọng nhất vẫn là tùy vào mục đích sử dụng cũng như tiềm năng tài chính của cá nhân mỗi người. Còn để trả lời câu hỏi đất hạ tầng có thể mua được hay không? Thì câu trả lời chắc chắn là có.
Trước khi tiến hành mua đất phát triển hạ tầng thì người mua cần phải tìm hiểu kỹ những vấn đề xung quanh đến vị trí đất mình muốn đầu tư. Ví dụ như khu vực đất phát triển hạ tầng đó nằm trong quy hoạch dự án nào chưa, nếu có thì sẽ được sử dụng vào mục đích gì? Thời gian dự án đi vào thực hiện là bao giờ?
Đơn giản như: Bạn đầu tư vào mua đất với mục đích xây dựng nhà ở lâu năm, nhưng khu vực đất ấy nằm trong dự án quy hoạch sẽ được thực hiện trong tầm 5 năm tới. Thì chắc chắn việc đầu tư xây nhà là không nên, vi sẽ bị thu hồi đất khi bạn đang sử dụng, rất tốn thời gian và tiền bạc.
Nhưng có một số trường hợp khác thì bạn cũng nên cân nhắc đầu tư. Đó là đất thuộc trong vùng quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng được rao bán với mức giá rẻ, bạn hoàn toàn có thể đầu tư sinh lời từ đây.
Hoặc cũng có thể mảnh đất nằm trên quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng đó có thể bị thay đổi, thậm chí là hủy quy hoạch trong tương lai. Bởi đất phát triển hạ tầng cũng chỉ là nhóm đất nằm trong kế hoạch dự kiến có thể được đầu tư, sử dụng trong các quy hoạch của địa phương.
Nếu bạn vẫn có ý định đầu tư vào đất quy hoạch hạ tầng thì bạn phải suy nghĩ tới nhiều trường hợp có thể xảy ra. Đất phát triển hạ tầng rất dễ gặp phải rủi ro. Và một trong những điều quan trọng trước khi đầu tư vào đây là bạn phải nắm bắt được chính sách cũng như các đề án quy hoạch của địa phương trong thời điểm hiện tại và ít nhất là dự án quy hoạch 5 – 10 năm tới.
Làm thế nào để kiểm tra được thông tin đất DHT?
Muốn có thông tin rõ ràng hơn về đất phát triển hạ tầng, đầu tiên vẫn là phải hiểu rõ đất phát triển hạ tầng là gì để xác định được loại đất mình sẽ đầu tư. Nhưng thông tin về dự án quy hoạch đất với mục đích phát triển cơ sở hạ tầng lại là một thông tin thật sự khó để nắm được.
Việc giao dịch và mua bán những thông tin đất DHT cần hết sức cẩn trọng vì đây là loại đất có khá nhiều vấn đề liên quan tới pháp lý. Do đó nếu bạn có những giao dịch liên quan tới loại đất này hãy chú ý cách tra cứu thông tin qua những hướng dẫn dưới đây:
- Kiểm tra thông tin quy hoạch dựa trên các nội dung, số liệu ghi trong Sổ đỏ hoặc Sổ hồng. Những thông tin này thường được nằm tại phần ghi chú, trên đó cũng chỉ rõ vị trí đất nằm trong diện quy hoạch gì và được phép sử dụng hay không.
- Tìm đến công ty dịch vụ nhà đất tại địa phương nơi có đất để nắm được thông tin đất phát triển hạ tầng một cách dễ dàng và nhanh chóng.
- Thường xuyên làm việc với Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện để xác định rõ vị trí địa giới của khu vực đất định mua.
- Xin cấp Chứng chỉ xác nhận quy hoạch của phần đất định mua để chắc chắn có được thông tin chính xác, đảm bảo và rõ ràng.
Những lưu ý khi đầu tư vào đất DHT là gì?
Rõ ràng việc phải đảm bảo sự cẩn trọng khi đầu tư vào loại đất DHT là rất cần thiết. Vì thế nếu đang có ý định đầu tư vào loại đất này bạn nên chú ý đến một số những vấn đề dưới đây:
- Đầu tư vào những khu vực đất giá rẻ, tránh bị lỗ nếu có xảy ra thu hồi vốn.
- Đề phòng việc dự án quy hoạch được đẩy nhanh tiến độ thực hiện, nên đầu tư vào các khu vực có thể sinh lời sớm trong vòng khoảng 3 – 5 năm.
- Đất hạ tầng trước khi chọn mua thì phải được kiểm tra các thông tin pháp lý một cách chính xác, đầy đủ nhất.
- Tránh “để trứng vào một giỏ”, người đầu tư thông minh là phải biết cân đối đầu tư, hạn chế rủi ro, không nên mua một diện tích quá lớn ở cùng một khu vực.
- Tránh việc vướng vào các thủ tục pháp lý phía sau gây khó khăn,người đầu tư cần suy nghĩ cẩn thận về các điều khoản trong hợp đồng.
Lời kết
Việc lựa chọn có nên đầu tư vào đất DHT hay không có lẽ bạn đã hiểu sau khi nắm rõ khái niệm đất DHT là gì cũng như những vấn đề xung quanh đó. Vậy nên nếu như bạn đang muốn mua bán, hãy tìm hiểu kỹ. Đừng quên cập nhật các vấn đề liên quan tới đất đai cùng Nhà đất Mono tại nhadatmono.com nhé.