Âm dương là gì? Những điều quan trọng về âm dương

Quy luật vận động và phát triển của các thể Duy Tâm và Duy Vật luôn có những điều đối nghịch nhau, song luồn vận hành thống nhất, và biến hóa để phát sinh phát triển, tiêu vong được gọi là học thuyết âm dương. Vậy cụ thể Âm dương là gì? Quy luật hoạt động ra sao. Tham khảo bài viết sau nhé!

Khái niệm Âm Dương là gì?

Âm dương là hai khái niệm để chỉ hai thực thể đối lập ban đầu tạo nên toàn bộ vũ trụ. Ví như trời – đất, trời ở trên là dương, đất ở dưới là âm, nếu không có trời thì cũng không có đất. Cơ cấu của sự biến hoá không ngừng đó là ức chế lẫn nhau, giúp đỡ, ảnh hưởng lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau và thúc đẩy lẫn nhau.

Âm dương là gì
Thuyết Âm dương có từ rất lâu đời

Nguồn gốc và biểu tượng của Âm dương

Các nghiên cứu khoa học liên ngành của Việt Nam và Trung Quốc đã kết luận rằng “khái niệm âm dương có nguồn gốc phương Nam”. (“Phương Nam” ở đây bao gồm vùng nam Trung Hoa, từ sông Dương Tử trở xuống và vùng Việt Nam.

Thuyết âm dương được biểu hiện thông qua một hình tròn có hai hình cong đối xứng. Hai hình này ôm lấy nhau và được chia thành 2 màu trắng và đen, một phần âm và một phần dương.  Vòng tròn âm dương là đại diện cho sự phát triển, vận động của vạn vật trong vũ trụ nhưng đều chỉ mang tính tương đối. Do vậy, không có gì là dương tuyệt đối, cũng không có gì là âm tuyệt đối.

Âm dương là gì
Biểu tượng Âm Dương

Các quy luật cơ bản của thuyết Âm Dương

Học thuyết âm dương được chia thành các quy luật cơ bản tương tự như các cặp phạm trù của triết học. Các quy luật đó đều thể hiện tính vận động và phát triển không ngừng của vạn vất. Bao gồm các quy luật sau.

Xem thêm:  Chọn kiểu nhà ở có nên dựa theo phong thủy?

Quy luật âm dương đối lập

Quy luật này cho rằng, hai mặt của âm dương luôn tồn tại sự mâu thuẫn và ức chế lẫn nhau. Trong giới tự nhiên, chúng hoàn toàn đối lập nhau về mặt bản chất, có yếu tố này thì sẽ không có yếu tố kia.

Ví dụ: Sự đối lập giữa ngày và đêm, giữa tối và sáng, giữa nước và lửa…Hay các yếu tố Như là trời đất, trong ngoài, động tĩnh… cho thấy âm dương là tương hỗ đối lập, không thể phân cách được, tồn tại phổ biến trong các sự vật hiện tượng.

Quy luật âm dương hỗ căn

Hai mặt âm dương là tương hỗ đối lập, là tương hỗ tồn tại, bất kỳ một sự vật hiện tượng nào đó đều không thể tách khỏi sự vật hiện tượng khác để độc lập tồn tại, vì tồn tại trong phương diện này lại là tiền đề cho tồn tại của phương diện. Hiểu một cách đơn giản, quy luật âm dương hỗ căn chính là sự nương tựa lẫn nhau để cùng tồn tại. Hai mặt âm – dương đều mang đến tác động tích cực cho sự vật, hiện tượng và không thể phát triển nếu như tồn tại một cách đơn độc.

Ví dụ: Nếu không có số âm thì sẽ không có số dương, nếu không có đồng hóa sẽ không có dị hóa,…

Âm dương là gì
Âm dương có nhiều quy luật khác nhau

Quy luật âm dương tiêu trưởng

Tiêu là tiêu vong, trưởng là sự sinh trưởng và phát triển. Như vậy, quy luật tiêu trưởng của học thuyết âm dương phản ánh sự phát triển và tiêu vong, nó nói lên mối quan hệ chuyển hóa giữa hai mặt của âm dương. Ví như: “nhiệt cực sinh hàn”, “ hàn cực sinh nhiệt “, thì sẽ phát sinh chuyển hoá.

Để hiểu hơn về quy luật này, các nhà triết học đã đưa ra ví dụ về sự thay đổi của khí hậu 4 mùa trong năm.

Nhiệt độ của 4 mùa luôn thay đổi từ lạnh sang nóng rồi lại từ nóng sang lạnh, khi đó:

  • Nhiệt độ thay đổi từ lạnh sang nóng được gọi là “âm tiêu dương trưởng”.
  • Nhiệt độ thay đổi từ nóng sang lạnh gọi là “dương tiêu âm trưởng”.
Xem thêm:  Huyện Nhà Bè ở đâu? Gần quận nào? Thực trạng bất động sản Nhà Bè

Cũng theo quy luật này, sự vận động và tiêu vong của hai mặt âm dương chỉ mang tính chất giai đoạn. Cho đến một giai đoạn nào đó, hai mặt này sẽ chuyển hóa sang nhau.

Quy luật âm dương bình hành

Hai mặt âm – dương tuy có sự đối lập và vận động không ngừng nhưng luôn lặp lại và trở về thế cân bằng. Triết học gọi đó là thế quân bình giữa hai mặt. Khi hai mặt âm – dương mất thăng bằng sẽ phản ánh sự mâu thuẫn thống nhất, vận động và nương tựa lẫn nhau.

Âm Dương và ứng dụng

Âm dương trong thực tế hiện đại đã được khái quát hóa để chỉ ra hai mặt đối lập nhau trong một sự vật, một hiện tượng. Từ đó chúng được dùng để điều phối, trấn áp hay hỗ trợ nhau.

Như trong Đông Y chúng được dùng để xem xét sự mất cân bằng giữa các cơ quan để biết tả hay bổ chúng. Trong nhân tướng học chúng được dùng để xem xét một cá nhân thiên về cá tính nóng hay lạnh, để sử dụng nhân lực phù hợp với công việc.

Âm dương là gì
Các quy luật của Âm Dương được ứng dụng nhiều trong thực tế

Tham khảo thêm:

Vì sao cân bằng âm dương trong phong thủy được coi trọng?

Trong trang trí nội thất, cân bằng âm dương giúp khí lưu chuyển tốt nhất bên trong ngôi nhà tạo cho bạn cảm giác dễ chịu.

Một phòng làm việc quá “âm” sẽ khiến bạn uể oải, mệt mỏi. Trái lại phòng ngủ quá “dương” sẽ khiến bạn bồn chồn, khó đi vào giấc ngủ. Mọi vật không ngừng biến đổi, chuyển từ thái cực này sang thái cực khác tạo nên sự cân bằng của vũ trụ.

Cân bằng âm dương trong phong thủy
Cân bằng âm dương trong phong thủy rất quan trọng

Nếu coi dương là ánh sáng thì âm là bóng tối. Khi dương (màu trắng) đạt tới đỉnh điểm thì âm-màu đen được sinh ra trong lòng nó và ngược lại.

Cân bằng âm dương trong phong thủy thực hiện thế nào?

Trong phong thủy nói đến trạng thái cân bằng âm dương là nói tới sự hiện diện của cả khí âm và khí dương theo tỷ lệ tối ưu. Không có công thức chung nào cho mọi vật. Ví dụ nơi ở và nơi làm việc phải được bố trí sao cho khí dương nhiều hơn khí âm nhưng không đến mức làm khí âm biến mất hoàn toàn. Không có âm thì không thể có dương.

Xem thêm:  Phong thủy nhà ở tuổi Mậu Ngọ 1978 TOÀN TẬP!

Ở nơi đất đai quá bằng phẳng nghĩa là âm quá thịnh thì việc trồng thêm cây xanh và đặt những tảng đá lớn giúp lập lại cân bằng. Nơi có quá nhiều ánh nắng, nghĩa là dương quá nhiều bạn nên trồng cây để tạo bóng mát hoặc bài trí hồ nước để tạo thêm âm khí. Các khu vườn Nhật Bản và Trung Hoa là điển hình về nghệ thuật bài trí hài hòa cân bằng âm dương.

cân bằng âm dương

Cân bằng âm dương bằng cây xanh

  • Cây cối luôn hướng về phía có ánh sáng nên khoảng trống cho cây phải chừa đủ rộng. Bạn nên tránh cây vươn hoàn toàn sang nhà bên cạnh gây nhiều phiền toái.
  • Trong phong thủy cân bằng âm dương bằng cây xanh bạn nên chú ý đến hướng trồng cây để chọn cây trồng cho phù hợp.
  • Ở hướng Tây và Tây bắc tốt nhất bạn nên chọn những cây chịu nắng và làm thêm dàn leo để tránh bức xạ gay gắt.
  • Nhà hướng bắc hoặc đông bắc thì cây trồng nên có lá màu sáng để phản xạ thêm ánh sáng hoặc những cây có lá dày, thân chắc để ngăn gió lạnh.
  • Nếu muốn trồng hoa cảnh bonsai thì nên bố trí kề cận hiên nhà, hành lang hoặc gần cửa sổ. Những cây mang tính trang trí tôn nghiêm như vạn tuế, thiên tuế, trường sinh, bằng phi, kim quất, bách tán… nên đặt ở những vị trí trang trọng như trước sảnh, trục chính của nhà. Hoặc bạn có thể trồng những cây mang lại may mắn về tài lộc như cây: Lộc vừng, Hoa dừa cạn, Kim ngân, Kim tiền (Kim phát tài), Sung cảnh …
  • Trong trường hợp cây cối rậm rạp tạo nên nhiều mảng tối thì vào ban đêm cần bổ sung đèn chiếu sáng, đèn pha sân vườn để giảm bớt tính âm.

Lời kết

Như vậy có thể thấy, Thuyết Âm Dương được xem là một thể, không thể tách rời. Các quy luật vận hành luôn song hành và phát triển. Thuyết Âm Dương được ứng dụng nhiều vào trong cuộc sống. Bởi tất cả mọi sự vật, mọi hiện tượng cho đến con người và trong đó có cả vũ trụ đều nằm trong quy luật vận hành của thuyết Âm Dương. Cùng Nhà đất Mono theo dõi nhiều hơn nữa các thông tin tại website nhadatmono.com nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *