Mục lục bài viết
Công chứng vi bằng là gì?
Công chứng vi bằng là một biên bản được lập ra và ghi nhận bởi văn phòng Thừa Phát Lại địa phương. Thông thường trường hợp để được làm công chứng vi bằng là do bất động sản được mua hoặc bán chưa có sổ hồng để thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất như thường lệ. Khi ấy, công chứng vi bằng trở thành biên bản chứng thực xác nhận nghĩa vụ trả nhận tiền giữa bên bán và bên mua.
Tuy nhiên nếu sử dụng hình thức công chứng vi bằng, mọi tính chất xác thực của văn bản giấy tờ đã ký kết sẽ do các bên tham gia tự chịu trách nhiệm. Bởi lẽ tính pháp lý của vi bằng chỉ có giá trị chứng cứ trước tòa án trong việc xác nhận các giao dịch đã giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ, nhà đất… giữa các bên chứ không đủ cơ sở để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Công chứng vi bằng thường được lập thành 3 bản chính, gồm: 1 bản giao người yêu cầu, 1 bản đăng ký được lưu trữ tại Sở Tư pháp tỉnh và 1 bản lưu trữ tại Văn phòng Thừa Phát Lại địa phương.
Khi nào bản công chứng vi bằng có hiệu lực?
Theo quy định của Luật pháp hiện hành, công chứng vi bằng chỉ có hiệu lực khi được đăng ký hợp lệ tại Sở Tư pháp. Sau khi nộp ở Sở Tư pháp trong thời gian tối đa 2 ngày làm việc, công chứng vi bằng phải được đưa vào sổ đăng ký vi bằng ở văn phòng Thừa Phát Lại. Ngoài ra, trong trường hợp hồ sơ đăng ký làm công chứng vi bằng không đúng quy định hoặc không được gửi đúng thời hạn, Sở Tư pháp có quyền từ chối lập vi bằng trong đó nêu chi tiết lý do từ chối.
Các trường hợp nên sử dụng công chứng vi bằng:
- Khi cần làm chứng các hoạt động giao nhận tiền, tài sản, hoặc kiểm tra tình trạng tài sản trước và sau khi kết hôn, ly hôn, thừa kế
- Kiểm tra tình trạng bất động sản khi mua, bán hoặc cho thuê
- Làm chứng tình trạng nhà trước khi xây dựng công trình; hoặc tình trạng bất động sản xây dựng có bị lấn chiếm, sử dụng trái phép
- Kiểm định các hành vi mua bán hàng kém chất lượng, hàng giả ở cơ sở kinh doanh
- Xác nhận tiến độ thi công công trình bị chậm trễ; tình trạng công trình khi nghiệm thu
- Kiểm chứng các hành động trái pháp luật, đưa tin không đúng sự thật hoặc chưa được sự cho phép của người trong cuộc ở một số ngành nghề như báo chí, truyền thông, phát thanh.
- Làm chứng việc tổ chức các cuộc họp quan trọng của Đại hội đồng cổ đông, cơ quan, thậm chí là gia đình
- Kiểm chứng các sự kiện pháp lý khác theo quy định của pháp luật.
Tham khảo thêm dự án BĐS HOT:
- Vinhomes Central Park và những điểm nhấn mang tính đỉnh cao
- Dự án Eco Green Saigon – Đẳng cấp từ cuộc sống xanh thiên nhiên
Khi nào công chứng vi bằng sẽ mất trắng tài sản?
Để tránh việc bị mất trắng tài sản thì anh chị và quý bạn đọc không nên chủ quan. Nhà đất Mono sẽ cảnh báo anh chị trong các trường hợp dưới đây để tránh gây ra những thất thoát, mất mát tài sản nhé.
Bất động sản đang là tài sản thế chấp ở ngân hàng
Bên cạnh các lợi ích mang lại cho mọi người, công chứng vi bằng cũng là con dao hai lưỡi gây ra nhiều trường hợp mất tài sản mà ít ai có thể lường trước được. Cụ thể, nếu bất động sản bạn đang muốn mua là nhà ở thì nếu chỉ sử dụng công chứng vi bằng làm công cụ xác nhận mua bán thì rất có khả năng sau đó người bán sẽ mang nhà ở đó đi thế chấp tại Ngân hàng. Nếu đến thời gian thanh toán mà bạn không có khả năng trả, Ngân hàng sẽ siết nợ căn nhà, đồng nghĩa với việc bạn bị mất tài sản ngay sau khi mua.
Dễ bị kẻ gian lừa đảo
Việc mua nhà ở hoặc đất đai thông qua hình thức công chứng vi bằng thường có giá bán rẻ hơn rất nhiều, do đó có không ít người mua nhìn thấy lợi nhuận trước mắt mà chủ quan. Trong trường hợp bạn đem nhà ở cho người khác thuê lại, người này có thể sử dụng bản photo giấy tờ nhà làm giả hoặc bày cách xin chủ nhà một bản photo tương tự với lý do nào đó để đem đi bán lại cũng thông qua cách công chứng vi bằng là coi như bạn sẽ dính vào những rắc rối tranh chấp không hồi kết.
Có thể bán một nhà cho rất nhiều người
Vì các thủ tục giấy tờ công chứng vi bằng rất dễ để qua mắt các văn phòng Thừa phát Lại chỉ cần bạn chịu chi trả một ít phí, do đó rất có khả năng bị kẻ gian lợi dụng bằng cách photo giấy tờ nhà ra thành nhiều bản rồi bán cho nhiều người khác nhau. Có nghĩa là 1 căn nhà được bán cho nhiều người và cùng tranh chấp nhau.
Tham khảo thêm:
- Tầng tum là gì? Các thông tin về tầng tum cần biết