Hiện nay, khi xây dựng nhà ở, nhiều chủ đầu tư phải hoàn thành đầy đủ thủ tục xin giấy phép xây dựng và phải có giấy phép trước khi khởi công. Chính vì thế, nếu trong trường hợp không có giấy phép sẽ bị xử phạt phạm vi hành chính nếu bị phát hiện. Bởi vậy, để tìm hiểu chi tiết hơn về thủ tục xin giấy này, hãy cùng chúng tôi đọc ngay bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở vô cùng đơn giản và nhanh chóng
Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở hiện đang được rất nhiều người đặc biệt quan tâm và tìm kiếm. Với thủ tục quan trọng này, chủ đầu tư cần phải thực hiện đúng các bước như sau:
- Bước 1: Chủ đầu tư nộp hồ sơ cho trung tâm phục vụ hành chính công hay bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
- Bước 2: Hồ sơ của chủ đầu tư sẽ được người có trách nhiệm tiếp nhận và tiến hành kiểm tra, Nếu hồ sơ đã đầy đủ đúng quy định thì sẽ ghi giấy biên nhận và đưa cho chủ đầu tư. Còn nếu hồ sơ chưa đạt đủ quy định hay chưa đầy đủ sẽ tiến hành hướng dẫn chủ đầu tư để hoàn thiện hồ sơ một cách tốt nhất.
- Bước 3: Bên tiếp nhận hồ sơ sẽ thực hiện giải quyết yêu cầu xin giấy. Thời gian giải quyết sẽ không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo đúng quy định.
Tham khảo thêm dự án BĐS HOT:
- Dự án Sun Plaza Grand World – Cơ hội sở hữu Shophouse đầy tiềm năng
- Sao Vàng City – Kênh đầu tư cho nguồn vốn sinh lời hấp dẫn
Mức phạt nếu không có giấy phép xây dựng như thế nào?
Đối với các mức phạt khi không có giấy phép sẽ bị xử phạt hành chính căn cứ khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP như sau:
- Đối với trường hợp nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn và khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc trường hợp (2) sẽ bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng.
- Đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ tại khu đô thị sẽ bị phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng.
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân đang có hành vi vi phạm ngoài bị phạt tiền ra sẽ phải lập tức dừng thi công và có thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản để thực hiện đúng thủ tục đề nghị cấp giấy xây dựng. Nếu quá thời hạn là 60 ngày và không thể xuất trình được giấy phép xây dựng thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ.
Những công trình nào được miễn thủ tục xin giấy phép xây dựng?
Mặc dù thủ tục xin giấy phép xây dựng vô cùng quan trọng cho mọi công trình nhưng cũng có một số công trình được miễn thủ tục này có thể kể đến như:
- Công trình bảo mật của nhà nước, công trình được xây dựng dựa theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm ngay trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên.
- Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng hay Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định tiến hành đầu tư.
- Công trình xây dựng nhằm tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính.
- Công trình xây dựng theo tuyến ngoài của đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chính thức phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến của công trình.
- Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết từ 1/500 đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo đúng quy định của Luật này.
- Nhà ở thuộc dự án phát triển khu đô thị hay dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn là dưới 500m2 có quy hoạch chi tiết từ 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Công trình sửa chữa, cải tạo và lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực cũng như không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình.
- Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu chủ đầu tư lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và tạikhu vực chưa có quy hoạch chi tiết nào về xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt.
- Công trình xây dựng tại nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch nào phát triển khu đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng đã được duyệt; nhà ở riêng lẻ tại nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng ngay trong khu bảo tồn và khu di tích lịch sử – văn hóa.
Tham khảo thêm:
- Dự án căn hộ chung cư Lavita Thuận An – Tổng quan thông tin cơ bản nhất
- Bệnh viện huyện Nhà Bè ở đâu? Thăm khám những gì?
Lời kết
Thủ tục xin giấy phép xây dựng được biết đến là một trong những công đoạn không thế thiếu trước khi công trình nào đó được khởi công. Chính vì thế, việc tìm hiểu chi tiết về thủ tục này sẽ giúp các chủ đầu tư tránh trường hợp bị phạt ngoài ý muốn. Nếu bạn muốn tham khảo thêm về thủ tục xin giấy phép hoặc các kiến thức về nhà đất hãy liên hệ ngay với Nhà đất Mono nhé!