Mục lục bài viết
Đất ở nông thôn là đất gì?
Theo thuật ngữ đất ở nông thôn hay đất nông thôn hiểu nôm na là đất tại các vùng nông thôn. Theo quy định của nhà nước thì đất ở nông thôn được ghi rõ ràng, cụ thể tại văn bản pháp luật để người dân hiểu rõ.
Hiểu về đất ở nông thôn
Đất ở nông thôn được quy định tại khoản 1 điều 143 của Bộ Luật đất đai 2013 như sau:
“Điều 143. Đất ở tại nông thôn
- Đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.”
Nghĩa là căn cứ theo điều luật trên đây, đất ở nông thôn là:
- Đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng tại nông thôn
- Đất được dùng để xây dựng nhà cửa, công trình phục vụ đời sống.
- Đất làm vườn, ao, chuồng cùng trong thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn.
Các quy định về đất ở tại nông thôn
Các quy định về đất ở tại nông thôn cũng được ghi rõ tại các khoản 2, 3, 4 trong điều 143, Luật đất đai 2013 như sau:
“2. Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.
- Việc phân bổ đất ở tại nông thôn trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đồng bộ với quy hoạch các công trình công cộng, công trình sự nghiệp bảo đảm thuận tiện cho sản xuất, đời sống của nhân dân, vệ sinh môi trường và theo hướng hiện đại hóa nông thôn.
- Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho những người sống ở nông thôn có chỗ ở trên cơ sở tận dụng đất trong những khu dân cư sẵn có, hạn chế việc mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp.”
Người dân cần nắm rõ quy định về đất ở tại nông thôn để tránh vi phạm và hiểu được quyền lợi của mình. Tuy nhiên khá nhiều người hiện đang nhầm lần giữa đất thổ cư và đất ở nông thôn. Vì thế chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và giải đáp những vấn đề dưới đây.
Tham khảo thêm dự án BĐS HOT:
- FLC HaLong Bay Golf Club & Luxury Resort
- Nhà phố thương mại Tuần Châu Marina – Cơ hội sở hữu vị trí vàng trong làng kinh doanh
- Dự án Kalong Riverside City – Rót vốn đầu tư, sinh ngàn lợi nhuận
Sự khác nhau giữa đất thổ cư và đất ở nông thôn là gì?
Anh chị băn khoăn không biết sự khác nhau giữa đất thổ cư và đất ở nông thôn là gì? Đất ở nông thôn và đất thổ cư là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau nên bạn cần phải chú ý. Chúng ta sẽ cùng đi phân tích những điểm khác nhau để tránh nhầm lẫn dưới đây.
Sự khác nhau giữa đất thổ cư và đất ở nông thôn
Sự khác nhau giữa đất thổ cư và đất ở nông thôn có sự khác nhau như sau:
Về khái niệm đất ở nông thôn được dùng làm đất để “xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn”. Tức là chỉ để nói về đất ở thuộc khu vực nông thôn.
Nói đến đất thổ cư được hiểu chung là đất ở. Nghĩa là đất thổ cư sẽ bao gồm cả đất ở nông thôn và loại đất ở đô thị. Vì đất thổ cư chỉ là thuật ngữ mà người dân gọi chung cho đất ở và không phân biệt đất nông thôn hay đất đô thị. Theo quy định tại 2.1 “đất ở” tại Mục I Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 28/2014/TT-BTNMT:
“Đất ở là đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ cho đời sống; đất vườn, ao gắn liền với nhà ở trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư (kể cả trường hợp vườn, ao gắn liền với nhà ở riêng lẻ) đã được công nhận là đất ở. Đất ở bao gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.
Trường hợp đất ở có kết hợp sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (kể cả nhà chung cư có mục đích hỗn hợp) thì ngoài việc thống kê theo mục đích đất ở phải thống kê cả mục đích phụ là đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.”
Tóm lại
Đất thổ cư bao gồm cả đất ở nông thôn và đất ở đô thị. Đất ở nông thôn chỉ được dùng để chỉ đất thuộc khu vực nông thôn nói riêng.
Tham khảo thêm:
- Tại sao cần có chứng chỉ hành nghề môi giới BDS?
- Quy hoạch 1/500 là gì? Các trường hợp nào phải lập quy hoạch 1/500?