Cách hóa giải thế đất xấu giúp đổi vận

Thế đất xấu sẽ khiến gia chủ gặp phải nhiều vấn đề khi sinh sống trên đó. Tuy nhiên những mảnh đất không đẹp lại thường có giá rẻ hơn và mua bán hời cho gia chủ. Thế nên đất xấu không có nghĩa là không thể ở, nếu anh chị và quý bạn đọc đang có mảnh đất không đẹp nhưng vẫn muốn xây nhà thì hãy xem ngay cách hoa giải thế đất xấu được Nhà Đất Mono chia sẻ dưới đây nhé.

1. Thế đất bên thẳng bên lệch

Với thế đất này, nên xây nhà về một bên theo phần thẳng của mảnh đất, lấy đó làm cơ sở để điều chỉnh các cấu trúc còn lại sau này. Nhờ vậy, phần diện tích sinh hoạt bên trong luôn vuông vức, ngay ngắn ở cả hai bên trái, phải (tức Thanh Long và Bạch Hổ theo phong thủy).

khac-phuc-the-dat-xau

Khi đó, phần đất trồi sụt còn lại là diện tích trống có thể sử dụng làm lối đi, sân cảnh, ban công hay các mảng trang trí bổ sung. Bạn cũng có thể trồng cây xanh hoặc đặt đèn trang trí vào các góc khuất để gia tăng sinh khí cho ngôi nhà tọa trên đất bên thẳng bên lệch.

2. Thế đất nở hậu

Đối với đất nở hậu, nếu chiều sâu nhà cho phép, bạn nên chừa nhiều diện tích để làm sân vườn, tạo khoảng không gian xanh mát cho ngôi nhà. Cách làm này cũng giúp ngôi nhà trở nên vuông vức, cách bố trí các phòng chức năng bên trong dễ dàng hơn.

Nếu diện tích ngôi nhà không đủ rộng, bạn có thể dành phần nở hậu kém vuông này để bố trí cầu thang kết nối các tầng. Như vậy, bạn vừa tận dụng được diện tích đất, lại đánh lừa thị giác, tạo cảm giác như ngôi như ít bị lệch hơn.

3. Thế đất thóp hậu

Với mảnh đất thóp hậu, hãy biến phần thóp hậu thành không gian phụ như giếng trời, nhà vệ sinh. Phần đất trồi ra phía trước ngoài thiết kế các phòng sinh hoạt, bạn có thể dành những khoảng trống để làm sân vườn hay chỗ đỗ xe.

4. Thế đất nhỏ ở giữa, to ở hai đầu

Nếu không may sở hữu mảnh đất như thế này, hãy thiết kế phần sân vào chính giữa (là phần diện tích nhỏ nhất), tiếp đến, bố trí các phòng chức năng đồng đều ở hai đầu. Nếu diện tích đất quá hẹp, không đủ chiều sâu thì có thể thiết kế cầu thang tại vị trí nở hậu để giảm bớt cảm giác méo mó của hình thế đất.

5. Thế đất hình chữ L

Hình thế đất chữ L ở Việt Nam không hiếm gặp, ngay cả với khu nhà chung cư. Nhiều gia chủ lựa chọn xây nhà theo hình chữ L để tận dụng tối đa diện tích đất. Tuy nhiên, xét theo phong thủy thì nhà hình chữ L bộc lộ nhiều thiếu sót và mất cân đối.

khac-phu-the-dat-xau2

Sân trước và các khoảng giếng trời được bố trí hợp lý nhằm đưa ánh sáng tự nhiên vào sâu hơn trong nhà.

Với đất chữ L nở hậu, gia chủ nên thiết kế khoảng trống phía trước làm sân để đón ánh sáng tự nhiên và tạo sự thông thoáng cho ngôi nhà, phần phía sau để bố trí không gian sinh hoạt. Với đất chữ L thóp hậu, có thể biến không gian ấy thành không gian phụ như giếng trời, nhà kho, nhà vệ sinh hay sân vườn, tiểu cảnh…

Trong trường hợp mảnh đất rộng rãi, cách hóa giải đơn giản là trồng cây, đặt đèn pha chiếu lên mái nhà, làm bồn phun nước để làm vuông lại chữ L.

6. Thế đất hình tam giác

Đất hình tam giác thường khó thiết kế hơn so với các hình dạng khác bởi mảnh đất tồn tại nhiều góc xéo khó tận dụng để bố trí không gian một cách hợp lý. Vì thế, nếu không thể thay thế thì cần tính toán kỹ lưỡng, chặt chẽ nhằm tận dụng tối đa diện tích đất mà vẫn tạo được những không gian vuông vắn phục vụ cho mục đích sinh hoạt, nghỉ ngơi.

khac-phuc-the-dat-xau3

Đất hình tam giác tồn tại nhiều góc xéo nhưng vẫn có phương án thiết kế, bố trí hợp lý. Việc cần làm đầu tiên là xác định vị trí đặt nút giao thông sao cho thuận tiện. Lối đi đến các phòng phải gọn gàng, không thừa thãi. Các góc kém vuông dành cho khu vệ sinh hay những không gian ít sử dụng như nhà kho, giếng trời để tạo tầm nhìn thông thoáng, tự nhiên.

Còn theo quan niệm phong thủy, đất hình tam giác mang hành Hỏa nên xây nhà trên đất tam giác là không tốt. Để hóa giải, gia chủ có thể bo tròn các góc nhọn, bố trí tiểu cảnh, tủ kệ để xóa góc nhọn. Không nên trổ cửa hay bố trí không gian sinh hoạt chung tại các góc nhọn. Thay vào đó, nên giữ không gian sinh hoạt chính ở vị trí trung tâm và sử dụng các đường cong (mang hành Thủy) để tiết chế tính Hỏa của góc nhọn.

7. Thế đất chữ T

Với mảnh đất chữ T, phải có được kích thước cụ thể mới có thể đưa ra giải pháp phù hợp. Thông thường, trong mảnh đất chữ T gồm 3 phần, gia chủ nên đặt nhà ở phần giữa là cân bằng nhất, đồng thời không gian sinh hoạt chính nên bố trí ở phần cuối tốt hơn phần đầu.

khac-phuc-the-dat-xau3

Khoảng đất trồi ra được tận dụng để bố trí các công trình phụ như nhà vệ sinh, cầu thang, tiểu cảnh… Nếu sở hữu mảnh đất chữ T nở hậu thì đây là thế đất khá đẹp. Gia chủ có thể xây hết toàn bộ phần đất, đồng thời bố trí công năng chính ở trung tâm nhà.

Với đất chữ T thóp hậu, nên khắc phục bằng cách bố trí các công trình phụ như nhà vệ sinh, khó chứa đồ, cầu thang, tiểu cảnh…

8. Thế đất hình tròn

Dưới góc độ phong thủy, mảnh đất hình tròn hứa hẹn nhiều cơ may phát triển sự nghiệp. Khi sở hữu mảnh đất hình tròn, gia chủ nên xây nhà theo hình vuông nằm ở vị trí trung tâm lô đất để đảm bảo sự cân đối và thu hút tài lộc.

9. Thế đất hình vòng cung

Thế đất có mặt tiền hình vòng cung là thế đất đẹp, tốt cho sự nghiệp và tài vận của chủ nhà. Vì thế, gia chủ nên xây nhà ở chính giữa mảnh đất để thu hút tài lộc.

Với thế đất có mặt sau hình vòng cung, gia chủ nên xây nhà ở vị trí trung tâm mảnh đất hoặc lui về phần phía sau để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự nghiệp của những người sống trong đó.

10. Thế đất đất hình thoi

Mảnh đất hình thoi có góc cạnh khá giống với viên kim cương nên được coi là tốt xét theo phong thủy. Với hình thế đất này, gia chủ nên xây nhà ở vị trí trung tâm là tốt nhất. Mảnh đất hình thoi sẽ đẹp nhất khi có đường song song với cạnh của mảnh đất, đồng thời cổng ra vào nằm trên một cạnh (không nằm ở phía góc). Nếu cổng ra vào đặt ở góc, gia chủ nên trồng cây cao hoặc làm cột cờ, cột đèn pha ở phía sau nhà để tạo thế cân bằng.

11. Thế đất hình zigzag

Khi xây nhà trên mảnh đất hình zigzag, gia chủ nên bố trí các khoảng sân lộ thiên ở phần gấp khúc để mang gió, ánh sáng tự nhiên vào trong nhà. Xét theo phong thủy, cách thiết kế này giúp luồng khí trong nhà lưu thông tốt, tạo cảm giác vui tươi, thoải mái cho những người sống trong nhà.

12. Thế đất có hình dạng như lưng lạc đà

Với mảnh đất có hình dạng như lưng lạc đà, ngôi nhà nên được đặt tại vị trí trung tâm nếu đất đủ rộng, hạn chế đặt nhà tại vị trí hai cái bướu lạc đà.

khac-phuc-the-dat-xau

Ngôi nhà được đặt ở trung tâm mảnh đất để dễ dàng thiết kế các phòng chức năng một cách vuông vắn.

Theo quan niệm phong thủy, vị trí xấu là đặt nhà ở hai cái bướu lạc đà, có thể khiến gia đình gặp đau thương (nếu xây ở bướu trái) hoặc con cái gặp trở ngại trong cuộc sống (nếu xây ở bướu phải). Trong trường hợp này, nhà phong thủy thường khuyên các gia chủ nên xây thêm phần phụ cho gia đình (xây phòng nhỏ về phía bướu để hóa giải bướu trái) hoặc xây phần phụ cho con cái (xây phòng nhỏ đối diện với bướu để hóa giải bướu phải).

Kết

Cách hóa giải thế đất xấu được nhiều người áp dụng với mảnh đất của mình để tiến hành xây dựng nhà cửa và ở đó. Chính vì thế bạn có thể tham khảo những gợi ý trên hoặc nếu không biết hãy nhờ các thầy phong thủy giỏi để hỗ trợ nhé. Nhà Đất Mono cũng cập nhật rất nhiều tên các thầy phong thủy giỏi tại mục Phong thủy trên website nhadatmono nên bạn có thể tìm hiểu xem nhé.