12 Cung hoàng đạo là gì

Cũng tương tự như 12 con giáp ở một số nước phương Đông, thì ở phương Tây có một cách xác định khác cho các tháng sinh gọi là Cung hoàng đạo. Vậy 12 Cung hoàng đạo là gì? Cách xác định tháng sinh của mình theo Cung hoàng đạo như thế nào? Theo dõi bài viết sau của Nhà Đất Mono để hiểu rõ hơn nhé.

Tại sao lại gọi là 12 cung hoàng đạo

Ngày nay, cụm từ 12 cung hoàng đạo được dùng khá phổ biến. Tuy nhiên khái niệm này là gì, nguồn gốc từ đâu chắc hẳn không ít người sẽ không hiểu rõ. Cung hoàng đạo có nguồn gốc từ rất lâu từ trước công nguyên, được các nhà chiêm tinh học và thiên văn học tìm hiểu và đúc kết ra.

Trong chiêm tinh học phương Tây, 12 cung Hoàng Đạo là mười hai cung 30° của Hoàng Đạo, bắt đầu từ điểm xuân phân (một trong những giao điểm của Hoàng Đạo với Xích đạo thiên cầu), còn được gọi là Điểm Đầu của Bạch Dương.

Vòng tròn 12 cung Hoàng đạo tương xứng với 4 mùa và 12 tháng. Cung Hoàng đạo làm 4 nhóm nguyên tố (Lửa, Nước, Khí, Đất). Mỗi nhóm yếu tố gồm 3 cung đại diện cho các cung với tính cách tương đồng.

12 Cung Hoàng Đạo
Trong chiêm tinh học phương Tây, 12 cung Hoàng Đạo là mười hai cung 30° của Hoàng Đạo

Tham khảo thêm dự án BĐS HOT:

12 cung hoàng đạo theo các nơi

12 Cung hoàng đạo ở nhiều nơi được tính khác nhau. Trong đó chia ra 3 nhánh chủ yếu: Cung hoàng đạo phương Tây, Chiêm tinh Ấn Độ và Cung hoàng đạo Trung Quốc.

 Cung hoàng đạo phương Tây

Chiêm tinh học phương Tây là sự tiếp nối trực tiếp của chiêm tinh học thời Hy Lạp hóa được Ptolemy ghi lại vào thế kỷ thứ 2. Các nhà chiêm tinh học cổ đại đã đặt tên cho 12 cung hoàng đạo theo các nhân vật truyền thuyết cổ đại Hy Lạp. Chúng có biểu tượng và ký hiệu riêng tương ứng với từng khoảng thời gian trong 1 năm. Người xưa dùng mắt thường để quan sát hình ảnh các chòm sao. Những vì sao trên trời ghép lại thành hình dạng linh vật và người xưa tận dụng hình ảnh đó thành biểu tượng cho 12 chòm sao.

Thứ tự của 12 cung Hoàng Đạo là Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên Bình, Thiên Yết, Nhân Mã, Ma Kết, Bảo Bình và Song Ngư. Biểu tượng 12 Cung hoàng đạo được thể hiện theo bảng sau.

CungBiểu tượngCon sốKinh độ Hoàng Đạo
(a ≤ λ < b)
Bạch Dương (Aries)10° đến 30°
Kim Ngưu (Taurus)230° đến 60°
Song Tử (Gemini)360° đến 90°
Cự Giải (Cancer)490° đến 120°
Sư Tử (Leo)5120° đến 150°
Xử Nữ (Virgo)6150° đến 180°
Thiên Bình (Libra)7180° đến 210°
Thiên Yết (Scorpio)8210° đến 240°
Nhân Mã (Sagittarius)9240° đến 270°
Ma Kết (Capricorn)10270° đến 300°
Bảo Bình (Aquarius)11300° đến 330°
Song Ngư (Pisces)12330° đến 360°

Cách xác định tháng sinh theo 12 Cung Hoàng Đạo

  • Cung Bảo Bình (20/1 – 18/2)
  • Cung Song Ngư (19/2 – 20/3)
  • Cung Bạch Dương (21/3 – 19/4)
  • Cung Kim Ngưu (20/4 -20/5)
  • Cung Song Tử (21/5 – 21/6)
  • Cung Cự Giải (22/6 – 22/7)
  • Cung Sư Tử (23/7 – 22/8)
  • Cung Xử Nữ (23/8 – 22/9)
  • Cung Thiên Bình (23/9 – 22/10)
  • Cung Hổ Cáp (23/10 – 22/11)
  • Cung Nhân Mã (23/11 – 21/12)
  • Cung Ma Kết (22/12 – 19/1)
12 Cung Hoàng Đạo
12 Cung Hoàng Đạo ứng với 12 tháng sinh

Chiêm tinh Ấn Độ

Trong chiêm tinh học Ấn Độ, có năm nguyên tố: lửa, đất, không khí, nước và ether. Chủ nhân của lửa là Sao Hỏa, trong khi Sao Thủy thuộc về Trái Đất, Sao Thổ của không khí, Sao Kim của nước và Sao Mộc của ether.

Chiêm tinh học Jyotish công nhận mười hai cung hoàng đạo, tương ứng với những cung trong chiêm tinh học phương Tây. Mối quan hệ của các cung với các nguyên tố là giống nhau ở hai hệ thống.

Cung hoàng đạo Trung Quốc

Cung chiêm tinh của Trung Quốc hoạt động theo chu kỳ năm, tháng âm lịch và khoảng thời gian hai giờ trong ngày (còn được gọi là Thời Thìn). Một điểm đặc biệt của cung Hoàng Đạo Trung Quốc (hay còn gọi là mười hai con giáp) là hoạt động theo chu kỳ 60 năm kết hợp với Ngũ hành của chiêm tinh học Trung Quốc (Mộc, Hỏa, Kim, Thủy và Thổ).

Tuy nhiên, một số nghiên cứu nói rằng có một mối quan hệ rõ ràng giữa chu kỳ 12 năm của Trung Quốc và các chòm sao Hoàng Đạo: mỗi năm của chu kỳ tương ứng với một lần Sao Mộc thay đổi vị trí nhất định.

4 yếu tố của 12 Cung Hoàng Đạo phương Tây.

Như đã đề cập ở trên, Cung Hoàng đạo làm 4 nhóm nguyên tố (Lửa, Nước, Khí, Đất).

Lửa, Đất, Khí, Nước là các nguyên tố đại diện cho những yếu tố cơ bản trong cuộc sống, chúng biểu hiện cho những nét tính cách và phẩm chất cơ bản của con người.  Bốn nguyên tố ở muôn hình vạn trạng khác nhau, đại diện cho một đặc điểm của cung tương ứng trên vòng tròn Hoàng đạo.

  • Yếu tố Nước: Các cung thuộc yếu tố Nước gồm Cự Giải, Bò Cạp, Song Ngư.
  •  Yếu tố Lửa: Các cung yếu tố Lửa gồm Bạch Dương, Sư Tử, Nhân Mã.
  • Yếu tố Đất: Các cung có yếu tố Đất: Kim Ngưu, Xử Nữ, Ma Kết.
  • Yếu tố Khí: Các cung có yếu tố Khí: Song Tử, Thiên Bình, Bảo Bình.
12 Cung Hoàng Đạo
Cung Hoàng đạo làm 4 nhóm nguyên tố (Lửa, Nước, Khí, Đất)

Tham khảo thêm:

Lời kết

Bài viết trên đây hy vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm về 12 Cung Hoàng Đạo là gì. Từ đó biết được tháng sinh của mình thuộc Cung Hoàng Đạo nào, khám phá một phần tính cách dựa trên khái niệm trên của bản thân cũng như những người thân của mình. Nếu cần tư vấn kỹ hơn hãy liên hệ với Nhà đất Mono nhé. Ngoài ra đừng quên cập nhật thêm các kiến thức về phong thủy trên website để có thêm nhiều may mắn hơn trong cuộc sống nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *